Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái với hơn 20 dân tộc sinh sống, Lai Châu mang trong mình những vẻ đẹp tiềm ẩn để phát triển du lịch. Dưới đây là những địa điểm nên đến tại Lai Châu mà taxi noi bai ha noi muốn chia sẻ với bạn.

Huyện Sìn Hồ
Cách thành phố Lai Châu chừng 60km về phía Tây theo đường quốc lộ 4D, Sìn Hồ là huyện vùng cao nằm giữa tỉnh Lai Châu, có huyện lỵ là thị trấn Sìn Hồ. Huyện Sìn Hồ có 56.000 cư dân gồm 15 dân tộc cùng chung sống trên diện tích 1.746km². Về mặt địa lý, Bắc Sìn Hồ giáp Vân Nam (Trung Quốc), Đông giáp huyện Phong Thổ, Nam giáp huyện Tủa Chùa (Điện Biên) và Tây giáp huyện Mường Tè.
Theo tiếng bản địa, “Sìn Hồ” là nơi tập trung nhiều con suối. Ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, cao nguyên Sìn Hồ được ví như nóc nhà của tỉnh Lai Châu. Nơi đây khí hậu khá giống với thị trấn Sa Pa, quanh năm mát mẻ tạo điều kiện cho nhiều giống hoa, quả ôn đới như mận, đào, lê… phát triển.

Bản Hon
Nằm cách thành phố Lai Châu 20km, trên tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc, đường đi thuận lợi cộng với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, Bản Hon đang dần trở thành một điểm đến ưa thích của hàng ngàn lượt khách quốc tế mỗi năm.
Điểm du lịch văn hóa cộng đồng Bản Hon nằm trên xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 có gần 90 hộ và Bản Hon 2 có gần 70 hộ sinh sống. Đây là nơi cư trú của cộng đồng dân tộc Lự và Mông, trong đó, dân tộc Lự chiếm 90%. Điểm đặc trưng ở Bản Hon là nơi đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa phong phú, đặc sắc, tiêu biểu là kiến trúc nhà ở, ẩm thực, trang phục và nghề thủ công truyền thống của đồng bào Lự.
Với chủ trương phát triển du lịch cộng đồng nhưng không làm mất đi nét đẹp văn hóa bản làng truyền thống, du lịch văn hóa cộng đồng Bản Hon được hình thành hy vọng sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước ở Lai Châu.

Chợ Dào San
Từ ngã ba Mường So, tỉnh lộ 132 giống như một dải lụa vắt ngang qua mấy trăm sườn núi và điểm cuối cùng là đỉnh cao gần 2.000m; tại đây hiện ra một khung cảnh đầy màu sắc với không khí vô cùng sôi nổi, náo nhiệt, vạn vật như hòa lẫn vào nhau…, đó chính là không gian của chợ rừng Dào San.
Chợ Dào San là phiên chợ của đồng bào dân tộc 8 xã biên giới huyện Phong Thổ - Lai Châu. Chợ họp chủ yếu vào các ngày giáp Tết. Du khách có dịp đến chợ Dào San, du khách không những được ngắm nhìn phong cảnh núi rừng hoang sơ và hùng vĩ, trao đổi và mua sắm các mặt hàng như: vải vóc, quần áo, nông sản…, thưởng thức các món đặc sản của người dân tộc như: lợn cắp nách… mà còn được hòa nhập vào không khí sôi nổi, vui tươi ở đây: Hình ảnh các cô gái Mông với những trang phục đặc trưng của dân tộc mình nô nức kéo nhau vào chợ, hình ảnh các cô gái Dao với những chiếc vòng cầu hôn nơi cổ tay đang chờ đón các chàng trai người Dao trao gửi tình yêu… tất cả chắc hẳn sẽ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

Bản Nà Luồng
Nhờ cảnh đẹp hoang sơ cùng với các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ lại, bản Nà Luồng, xã Nà Tăm (Tam Đường, Lai Châu) đã trở thành điểm du lịch thu hút khách đến thăm quan.Theo lời giải thích của người dân địa phương nơi đây, dịch theo nghĩa của tiếng dân tộc Lào thì từ “Luồng” có nghĩa là “con rồng”, “Nà” có nghĩa là “ruộng”.
Tương truyền, nơi đây là mảnh đất trù phú, địa hình bằng phẳng có núi non xanh biếc lại có dòng Nậm Mu trong vắt, hiền hòa chảy quanh năm, thuận lợi cho việc cấy lúa, trồng ngô. Cảnh sắc thơ mộng con người lại chân thật, giàu lòng mến khách, nên rồng thường xuống tắm và nằm nghỉ trên bãi ruộng…
Để giữ gìn các làn điệu dân ca, dân vũ, đặc biệt là điệu múa xòe và lăm vông; đã hơn 10 năm nay, người dân trong bản thành lập đội văn nghệ với sự đóng góp công sức của 20 thành viên, thường xuyên mang lời ca tiếng hát để động viên, cổ vũ tinh thần lao động, cầu cho mưa thuận gió hòa, xây dựng cuộc sống văn hóa ở bản làng.