Google đã từng tham gia vào mảng phần cứng smartphone khi quyết định mua lại Motorola vào năm 2011. Rồi sau đó không thành công và bán lại cho Lenovo với cái giá chỉ 3 tỉ USD.

>> Có thể bạn quan tâm: Giá Samsung galaxy a7 2016

Mặc dù trước đó chưa chính thức tham gia vào thị trường phần cứng smartphone, nhưng Google đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường này.
Hàng triệu "chú dế" thông minh đã và đang chạy hệ điều hành Android do Google cung cấp, điều này khiến các hãng smartphone khác (trừ Apple) dù muốn hay không cũng phải "dựa dẫm" không ít thì nhiều vào "gã khổng lồ" này.
Nhưng hiện giờ, theo VentureBeat, Google đang quyết tâm đầu tư vào mảng phần cứng smartphone. Việc Google muốn tự làm chủ cả phần cứng lẫn phần mềm trên một chiếc điện thoại đã làm nhiều hãng công nghệ lo lắng.




Từ Samsung, LG tới Sony có lẽ đều không muốn chứng kiến Pixel thành công vì sợ mất đi một khoản doanh thu hay thị phần. Điều đó sẽ xảy ra nếu câu chuyện ngay sau đây thành sự thật.
Giả sử như thị phần hệ điều hành cho smartphone giống trò chơi "Cờ tỷ phú", thì chính Google chứ không ai khác đang là người thắng thế tuyệt đối. Theo số liệu từ IDC cung cấp, hiện nay Google đang nắm giữ tới gần 88% thị phần (tính đến quý 2/2016), một con số quá kinh khủng!
Và trong lĩnh vực tìm kiếm website, dữ liệu cũng thế. Microsoft Bing hay Yahoo! Search cũng không phải là đối thủ của Google. Vậy nên, nếu họ nhảy vào phân khúc phần cứng smartphone một cách nghiêm túc, chắc chắn Google sẽ đe doạ đến việc kinh doanh của những hãng smartphone khác.
"Quân bài chủ chốt" chính là hệ điều hành Android. Google đang nắm giữ "trái tim" của hệ điều hành này, mặc dù trên danh nghĩa là Android mang tính "mở" cho tất cả mọi người.
Nhưng cần hiểu, Google mới là người toàn quyền quyết định hệ điều hành này sẽ phát triển theo chiều hướng nào, có tính năng nào đột phá được thêm thắt vào hay không.




Chính vì thế, động thái tung ra "hai đứa con cưng" Pixel và Pixel XL của Google đã làm cho nhiều hãng smartphone lo ngại: Google sẽ chỉ lo chăm chút cho chúng với những phiên bản Android mới nhất, tốc độ cập nhật và vá lỗi không có hãng smartphone nào bì kịp? Và hơn hết là những tính năng độc chỉ có trên phiên bản Android của hai "chú dế" này.
Điều nêu trên hoàn toàn có cơ sở khi lần trước Google nhảy vào mảng phần cứng điện thoại thông qua Motorola. Chính Samsung đã có ý định từ giã Android thông qua việc họ tự phát triển hệ điều hành Tizen cho riêng mình, do lo sợ Google sẽ đối xử bất công với những chiếc smartphone Android còn lại.
Hơn nữa, việc được nắm giữ một khối dữ liệu khổng lồ từ mảng tìm kiếm, lưu trữ, chia sẻ hình ảnh, video,... đã giúp Google có một lợi thế rất lớn trong việc xây dựng một trợ lý ảo hoàn hảo. Google Assistant là minh chứng cho điều đó.
Trong các bài kiểm tra, "anh chàng" Assistant vượt qua được cả "cô nàng" Siri của Apple lẫn Cortana của Microsoft, chứng tỏ Google "không phải dạng vừa" trong lĩnh vực này đâu nhé.




Việc sở hữu trợ lý ảo nhỉnh hơn so với các đối thủ cũng sẽ giúp Pixel thu hút được một bộ phận người dùng nhất định. Nhất là những người bận rộn cần được smartphone tự động đặt lịch hẹn, tìm kiếm đường đi, đưa ra các thông báo quan trọng,...
Bên cạnh đó, Google không chỉ muốn dừng lại ở mảng smartphone. Họ còn muốn "lấn sân" sang cả lĩnh vực nhà thông minh với Google Home, mạng internet, mạng điện thoại cùng Google Wifi và Project Fi.
Những điều đó được xem như một lời thách thức dành cho nhiều đối thủ, đặc biệt là Apple, khi họ cũng đang chiếm được thị phần như cái cách mà Google đang theo đuổi.
Do đó, trong năm 2017 và tương lai sắp tới sẽ còn rất nhiều điều đáng xem trong cuộc chiến giữa Google và các hãng công nghệ khác. Hãy để thời gian và người dùng tự trả lời xem rằng ai sẽ là người chiến thắng.

Xem thêm: Giá Samsung galaxy j3 pro