Hàng ngàn người trên thế giới đã và đang phải chịu những cơn đau do gout. Và các tác nhân xấu vẫn luôn rình rập khiến cho bệnh tình của họ xấu đi mỗi ngày. Vậy bạn có biết những tác nhân nào là kẻ thù của bệnh nhân gout?
Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể là tác nhân khiến bệnh khởi phát hoặc làm cho bệnh chuyển biến xấu đi mỗi ngày.


Điểm mặt 9 kẻ thù của bệnh gout
Thịt đỏ
Thịt là loại thực phẩm chứa nhiều đạm, tuy nhiên, hàm lượng purine trong mỗi loại thịt sẽ khác nhau. Trong đó, các loại thịt có màu đỏ thường chứa hàm lượng purin cao hơn như thịt bò, thịt dê, thịt chó, thịt thỏ, thịt thú rừng, chim cút, gà lôi.... Các loại thịt này khi ăn nhiều hàng ngày có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, gây khởi phát cơn gout cấp, hoặc làm bệnh gout diễn biến nặng hơn. Các loại thịt đã qua chế biến công nghiệp như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng cũng không tốt đối với người bị bệnh gout.

Vì thế, người bệnh gout nên hạn chế ăn thịt và nhất là kiêng tuyệt đối các loại thịt đỏ. Thay vì ăn các loại thịt này, người bệnh gout nên sử dụng các loại thịt trắng như thịt gà, vịt để thay thế.

Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật như : lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc… có chứa rất nhiều đạm gốc purine, và còn nhiều hơn so với thịt. Ăn nội tạng động vật được xem là một trong những thủ phạm lớn nhất trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh gout, và có thể kích thích các đợt tấn công của những cơn gout cấp. Vì thế, người bị bệnh gout nên xóa sổ luôn loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày của mình.


Hải sản
Các loại hải sản như sò điệp, cá trích, cá thu, cá hồi, cá cơm, cá mòi, tôm càng, tôm hùm, nước mắm,… và các loại trứng cá: trứng cá tuyết, trứng cá muối,… có hàm lượng purine rất cao, từ 150-1000 mg purine/ 100 g thực phẩm. Các loại hải sản này cũng chính là những loại thực phẩm có nguy cơ cao làm tăng nồng độ axit uric trong máu và gây khởi phát gout cấp.


Bệnh nhân gout chỉ nên dùng ở mức tối thiểu thịt và hải sản mỗi ngày không quá 1g/kg cân nặng và giảm bớt những thực phẩm giàu đạm và chất béo khác trong khẩu phần ăn.

Rau
Rau xanh là loại thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lượng chất xơ, các vitamin và khoáng chất cao. Tuy nhiên một số loại rau có chứa hàm lượng purine khá cao nên chúng có thể là tác nhân xấu đối với người bị bệnh gout. Một số loại thực vật mà người bệnh gout cần chú ý như nấm, măng tây, cải xoăn, rau chân vịt,…

Bia, rượu
Nếu uống bia rượu ở mức độ vừa phải thì chúng có tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống rượu, bia nhiều sẽ gây các tác hại đủ đường, nó là kẻ thù không đội trời chung của người bệnh gout. Theo các nghiên cứu, cồn rượu có thể ngăn cản quá trình bài tiết axit uric gây ra các triệu chứng gout nguy hiểm. Uống nhiều bia rượu làm sản sinh acid lactic. Những acid này sẽ tranh chấp sự đào thải với acid uric, làm cho acid uric không thể thoát ra ngoài, lắng đọng tại các tổ chức, gây ra cơn gút cấp, sỏi thận.

Đồ uống có đường
Nếu sử dụng quá nhiều đường sẽ không tốt cho cơ thể, có thể gây béo phì và nguy cơ cao đái tháo đường. Và theo một nghiên cứu mới đây đã chứng minh: dùng fructose làm tăng tổng hợp purin và làm tăng nhanh acid uric. Hơn nữa tác động này sẽ rõ rệt hơn ở người có tăng acid uric máu hay có tiền sử bệnh gout. Vậy nên, người bệnh gout nên tránh các loại nước ngọt có ga, có hàm lượng đường fructose cao như nước soda, nước cam…

Các đồ uống có vị chua
Bệnh nhân gout cũng nên giảm các đồ uống có vị chua như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.

[IMG]https://vuongkhopan.com/uploads/dieu-tri/gout/uong-sua.jpg[/IMG
]

Một số loại thuốc
Một số loại thuốc thuốc ức chế tế bào được sử dụng để điều trị các bệnh u ác tính, một số thuốc chống lao như éthambutol, pyrazinamid… hay các thuốc lợi tiểu như Furosemid, Thiazid, Acetazolamid… và Aspirine có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout do làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Nhiệt độ thấp
Ngoài ra trời lạnh, nhiệt độ thấp cũng đã được chứng minh có liên quan đến các cơn gout cấp. Vào khoảng 2 đến 3 giờ sáng, nhiệt độ không khí xuống thấp nhất, nhiệt độ cơ thể giảm, các muối urat dễ kết tủa nhất. Vì thế, các cơn gout cấp thường xuất hiện vào thời gian này. Khi cơ thể đang nóng đi tắm nước lạnh cũng có thể dẫn đến axit uric chuyển hóa thành muối urat.

Trên đây là một số tác nhân có tác động xấu đến tình trạng bệnh gout. Người bị bệnh gout nên tránh các tác động xấu này và có biện pháp tăng cường sức khỏe của mình như rèn luyện, vận động hàng ngày, chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt lành mạnh… để bệnh tình khỏi nhanh hơn. Ngaoif ra người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc nam điều trị bệnh gout giúp làm giảm các cơn đau nhanh chóng.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Nguồn: https://vuongkhopan.com/ban-co-biet-...-gout-duoi-day