Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua đường truyền máu, từ mẹ sang con và qua quan hệ tình dục không an toàn. Nếu như các bệnh xã hội khác một khi mắc phải chỉ gây ảnh hưởng cục bộ thì giang mai lại ở mức độ nguy hiểm hơn khi ảnh hưởng từ bộ phận sinh dục cho tới hệ thần kinh, nội tạng, xương khớp và dẫn đến tử vong. Cách nhận biết biểu hiện của bệnh giang mai không khó, tuy nhiên do thiếu kiến thức cơ bản mà nhiều người bỏ qua vấn đề này dẫn đến điều trị chậm trễ gây nguy hại khôn lường.
Theo chia sẻ của các chuyên gia Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM, bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh kéo dài chừng từ 9 đến 90 ngày, tính từ ngày đầu tiên bạn có tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu bộc phát những triệu chứng mà chúng ta có thể nhận biết bằng mắt thường. Tuỳ vào từng dấu hiệu nhận biết mà bác sĩ có chia triệu chứng bệnh giang mai thành những giai đoạn cụ thể để tiện cho việc theo dõi sau đây:
1.Giang mai ở giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu tiên, niêm mạc da của người bệnh sẽ xuất hiện một vết loét màu đỏ, bờ nhẵn hay còn gọi là săng giang mai. Vết loét này thường khó nhận biết do nó không gây đau, không gây ngứa và cũng không hề có mủ.
Sau khi xuất hiện khoảng 3-6 tuần, săng giang mai sẽ biến mất nhưng không có nghĩa là bệnh đã khỏi. Khi này, các xoắn khuẩn giang mai vẫn tiếp tục phát triển, sinh sôi và ăn sâu vào máu người bệnh.

2.Giang mai ở giai đoạn 2
Các triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 thường xuất hiện sau giai đoạn 1 từ 4-10 tuần với sự xuất hiện của những nốt ban màu hồng đối xứng và cũng không gây ngứa ngáy gì...Nốt ban không chỉ xuất hiện ở riêng bộ phận sinh dục mà còn có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, tứ chi và nghiêm trọng hơn là toàn thân.
Trong một số trường hợp người bệnh còn có thể xuất hiện những mảng sẩn, nốt phỏng nước hoặc vết loét ở da và niêm mạc với kích thước nhỏ bằng hạt đỗ, Chúng có ranh giới rõ ràng màu đỏ, không liên kết với nhau, và thường hay bong vảy, và có viền da ở xung quanh sẩn…
Giang mai ở giai đoạn 2 thường kéo dài khoảng từ 1-2 tuần, sau đó chúng sẽ mờ nhạt dần và biến mất.
3.Giang mai ở giai đoạn 3
Bệnh giang mai chỉ có thể điều trị khỏi khi bệnh đang ở giai đoạn 1. Nếu khi này người bệnh không thể phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ kéo dài gây nên nhiều biến chứng khôn lường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Cụ thể:
-Củ giang mai:
Củ giang mai có thể là mặt phẳng nhưng cũng có thể là các khối cầu màu đỏ mận, hơi ngả tím không đối xứng, kích thước bằng hạt ngô có ranh giới rõ ràng. Thời gian xuất hiện củ giang mai có thể là 1 năm nhưng cũng có thể là sau 46 năm, tính từ thời điểm bạn bị nhiễm bệnh
-Giang mai thần kinh:
Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào hệ thần kinh sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, hệ thần kinh trung ương từ đó gây nên hiện tượng suy nhược, trầm cảm, rối loạn ý thức nặng hơn là gây động kinh hoặc ảo giác. Giang mai thần kinh xuất hiện trong khoảng từ 4-25 năm sau khi bị nhiễm bệnh.
-Giang mai tim mạch:
Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào tim mạch sẽ gây biến chứng phình mạch. Dạng giang mai này thường diễn ra sau khoảng từ 10-30 năm kể từ khi nhiễm bệnh.
Trên đây là những cách nhận biết bệnh giang mai cơ bản nhất mà chúng ta có thể tự mình theo dõi bằng mắt thường. Ở những giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên việc nhận biết hơi khó khăn. Chính bởi vậy chúng ta mới cần phải nắm chắc những kiến thức cơ bản về bệnh giang mai và chú ý theo dõi.
Bệnh giang mai tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh bằng cách quan hệ tình dục không an toàn, khám sức khoẻ định kỳ tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Nếu bạn đang sinh sống và làm việc ở khu vực phía Nam và có những dấu hiệu bất thường của bệnh giang mai vậy có thể lựa chọn Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM để được thăm khám và điều trị hiệu quả bằng liệu pháp kích thích cân bằng miễn dịch DNA.
Địa chỉ phòng khám: Số 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP HCM