Nguyên nhân dẫn đến dị ứng da của thai phụ là gì?

Dị ứng da là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch chịu ảnh hưởng của một chất vô hại nào đó trong môi trường. Các chất này được gọi chúng là dị ứng nguyên. Dị ứng nguyên có thể là nấm mốc vật nuôi, một số loại thực phẩm, mạt nhà, gián...

Thời kì mang thai hoạt động của các cơ quan và sự chuyển hóa các chất trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi nhất là những biến đổi về nội tiết tố. Đó là nguyên nhân dẫn đến các bà mẹ dễ bị ứng ứng da.


Dị ứng da khi mang thai

Vậy dị ứng khi mang thai có phải là vấn đề bất thường không?

Các thai phụ thường có cảm giác ngứa ngáy trong thai kỳ đặc biệt là vùng bụng và ngực khi thai nhi lớn dần lên, làn da sẽ căng ra. Việc thay đổi nội tiết tồ cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng da khi mang thai.

Dấu hiệu nhận biết: người bệnh thấy lòng bàn tay, chân đỏ lên và đôi khi bị ngứa. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng trưởng hormone estrogen. Tình trạng này thường biến mất ngay sau khi sinh em bé.

Bạn cũng có thể nhận ra rằng những triệu chứng trước đây làm cho bạn ngứa sẽ khiến bạn ngứa hơn khi mang thai, chẳng hạn như bị khô da. Đây là giai đoạn bạn có thể sẽ thấy sự xuất hiện hoặc thay đổi tình trạng của một số bệnh ngoài da. Bệnh chàm bội nhiễm thường có dấu hiệu nặng hơn trong thai kỳ, còn bệnh vẩy nến thì ngược lại. Nhiều thai phụ cho biết các triệu chứng của bệnh ít nghiêm trọng hơn. Dĩ nhiên luôn có những trường hợp ngoại lệ.

Một số bệnh mới xuất hiện trong giai đoạn mang thai có thể làm cho bạn bị mẩn ngứa hoặc ngứa khắp nơi nhưng không nổi mẩn. Các chứng bệnh này sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé. Tình trạng này tương đối hiếm, đôi khi được gọi là phát ban thai kỳ, và có triệu chứng đặc trưng là cơ thể xuất hiện nhiều ban nhỏ, lúc đầu trông giống như các vết bọ cắn, sau đó do gãi mà lây lan ra.

Mẩn ngứa khi mang thai thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba. Các mẩn nổi có thể rất ngứa và khó chịu, thường xuất hiện trên chân, tay hoặc thân trên của bạn. Bạn sẽ cần đi khám bác sĩ để được kê thuốc bôi và thuốc kháng histamine phù hợp. Trong một số trường hợp, thai phụ có thể cần dùng một đợt steroid đường uống. Tình trạng này sẽ kết thúc sau khi sinh con, tuy nhiên với một số ít trường hợp, nó kéo dài đến ba tháng, và có thể tái phát ở lần mang thai sau. Tuy nhiên, nó không gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi.

Các bà bầu hãy quan tâm đến sức khỏe của chính mình cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể để phát hiện kịp thời ra bệnh và có phương pháp điều trị cụ thể.
Xem thêm: Dị ứng da sau sinh