Trong thế giới tâm linh đỉnh đồng có 2 loại chính luôn song hành cùng nhau ở mỗi vùng miền đất nước Việt nam. Đỉnh đồng dùng để đốt trầm hương bày trên bàn thờ gia tiên tạo vẻ đẹp tâm linh,ấm cũng cho mỗi không gian thờ phụng.
Ngày nay do nhu cầu thẩm mỹ của con người đỉnh đồng được chế tác với nhiều kiểu dáng,chạm khảm như: đỉnh đồng tam khí,đỉnh thờ chạm khảm ngũ sắc,đỉnh trái đào…đỉnh lư được chạm vàng,bạc,đồng đen,đồng xanh mang lại giá trị nghệ thuật và giá trị tâm linh cao nhất hiện nay. Đỉnh ngũ sắc khảm chữ vàng 24k,chữ bạc trắng sang trọng và giá trị.
Ý nghĩa của đồ thờ bằng đồng là tiêu đề cho dòng sản phẩm đồ đồng thờ cúng trên mỗi ban thờ tạo vẻ bề thế ngày nay gồm: bộ đỉnh tam sự gồm một đỉnh đồng (lư hương), đỉnh đồng dùng để đốt hương vòng hay trầm hương tỏa khói nghi ngút trong những ngày lễ tết,ngày giỗ,tuần rằm mùng một…
Đỉnh đồng đốt trầm bằng đồng trang trí nhiều hình được thiêng liêng hoá như lân ở đỉnh tượng trưng cho sự thông minh, sức mạnh, để kiểm soát tâm hồn người hành lễ, hổ phù mang tư cách cầu no đủ.
Ý nghĩa bộ cửu đỉnh thời Nguyễn
Quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công đoạn kỹ thuật như làm khuôn, nấu đồng và đúc đỉnh
Khuôn đúc: được làm bằng đất sét dẻo và giấy gió ở phần mặt khuôn giáp hiện vật, và đất sét trộn trấu luyện kỹ ở xưởng khuôn. Cửu Đỉnh có khối hình lớn, phức tạp, cần độ bền vững tuyệt đối nên phải đúc liền khối. Do dáng hình của mẫu vật và sự phức tạp của các hình trang trí, nên đỉnh cần phải ghép nhiều mảnh khuôn, khi đúc xong phá bỏ để lấy hiện vật
Nấu đồng: Hợp kim đồng đã được pha chế theo đúng tỷ lệ cần thiết, được bỏ cùng với than vào hệ thống cơi ống đã được nung đỏ. Nhờ các luồng gió được thổi liên tục từ lò bễ qua ống máng làm than cháy đổ và do đó hợp kim đồng chả ra rơi xuống nồi cơi, tiếp tục đổ hợp kim đồng đã hơ nóng vào cho đến khi lượng đồng trong các lò đủ đúc một đỉnh, thì thợ đúc dùng que dắt hơ nóng quấy đều nước đồng ở mỗi nồi cơi cho cặn bã nổi lên dể dùng muỗm múc bỏ đi. Để đúc mỗi chiếc đỉnh, người ta cần phải có đến 60 lò nấu đồng, mỗi lò chỉ nấu được từ 30–40 kg đồng
Đúc đỉnh: Nồi cơi được đậy lại bằng vung đất trấu rấm ướt, khiêng đến hố khuôn đúc, đổ đồng vào các chậu rót. Do đồng chả khắp khuôn là đông ngay, nên khi đúc phải đổ liên tục, hết nồi nước cơi đồng này sang nồi nước cơi đồng khác cho đến khi đầy mỗi đỉnh. Khi khuôn đỉnh được rót đầy hợp kim đồng rồi phải giữ yên cho đến khi nguội mới được lấy lên khỏi hó, và tháo khuôn ra để lấy đỉnh. Phần quai được đúc riêng rồi hàn gắn vào miệng đỉnh[4].
Cửu Đỉnh đúc xong vào tháng 5 âm lịch năm 1836. Vua Minh Mạng xuống lệnh chọn thợ khéo chạm khắc các hình trang trí chạm nổi vào mỗi đỉnh. Nhân đó, nhà vua thưởng cho người Đốc biện và binh lính trông coi một tháng tiền lương, thợ và người làm thưởng chung cho 300 quan tiền. Đồng thời, vua cũng sai bộ Lễ sắm sửa lễ vật tạ ơn thần linh giúp đỡ cho việc đúc Cửu Đỉnh được thành công[6]. Tuy vậy, công việc gắn hình chạm nổi mất khá nhiều thời gian. Việc gì đến cũng phải đến, 8 tháng sau, vào mùa xuân năm 1837, Cửu Đỉnh chính thức hoàn thành.
Hoàng Gia Hà Nội – Hà Nội
lu-dong.jpg