Tồn kho đồ uống trong nước tăng cao
Thông tin này được ghi nhận tại buổi tọa đàm về thị trường ngành đồ uống 2017, dự báo xu hướng 2018 diễn ra tại TP.HCM.
>>> Bốn loại bia Tiệp nhất định bạn phải thưởng thức
Thông thường vào dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm rượu bia và nước giải khát tăng lên, nhất là vào dịp Tết sắp đến.

Tuy nhiên, tại buổi tọa đàm, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho biết hiện nay các doanh nghiệp trong nước còn tồn kho khá nhiều, dự báo từ nay đến Tết khó có chuyện thiếu hàng, khan hàng. Điều này đồng nghĩa giá cả những mặt hàng này dự báo sẽ không tăng.

Cũng theo Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2017, tồn kho ngành đồ uống đã tăng 62% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục tăng cao với mức tăng 14,4%, đóng góp 10,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,6%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 7,1%, làm giảm 1,5 điểm phần trăm mức tăng chung.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 11 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 31,5%; sản xuất kim loại tăng 15,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 13,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 13,2%, đây là những ngành có tốc độ tăng cao trong những tháng gần đây, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng cao của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong những tháng cuối năm. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 4,7%; khai khoáng khác (chủ yếu khai thác đá, cát, sỏi) tăng 3,9%; sản xuất xe có động cơ giảm 0,2%; khai thác than cứng, than non và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng giảm 1%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9%.

Trong 11 tháng năm nay, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ti vi tăng 30,1%; sắt, thép thô tăng 26,7%; thép cán tăng 16,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 14,5%; phân urê tăng 13,4%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 3,6%; thuốc lá điếu tăng 1%; giày, dép da tăng 0,8%; than đá giảm 1%; ô tô giảm 6,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 7,2%; khí hóa lỏng (LPG) giảm 9,5%; dầu thô khai thác giảm 10,6%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Bắc Ninh tăng 35,5%; Hải Phòng tăng 20%; Thái Nguyên tăng 18,3%; Bình Dương tăng 10,4%; Hải Dương tăng 9,6%; Đà Nẵng tăng 9,5%; Đồng Nai tăng 8,6%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,9%; Vĩnh Phúc tăng 7,5%; Cần Thơ tăng 7,2%; Hà Nội tăng 7%; Quảng Ninh tăng 3,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 3,8%; Quảng Nam giảm 4,8%.