Thời điểm này, một số loại cây ăn quả có múi như: Cam, bưởi, chanh đang ra hoa, đậu quả non. Những ngày qua, thời tiết thay đổi phức tạp, thường xuyên có mưa tạo điều kiện cho nấm khuẩn gây bệnh phát sinh, phát triển mạnh, hoa bị thối nhũn, rụng quả.


Để khắc phục tình trạng trên, bà con cần thường xuyên kiểm tra, thăm vườn bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân cân đối giữa phân đạm, lân và kali giúp cây khỏe mạnh, đủ khả năng nuôi được nhiều quả về sau.

Khi quả non hình thành, chủ vườn nên bón hỗn hợp phân urê, kali clorua để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, lượng phân bón tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng quả cho thu hoạch. Tuy nhiên, người dân không nên bón ồ ạt một đợt sẽ phản tác dụng. Ở giai đoạn này, nông dân nên sử dụng phân bón qua lá có hàm lượng phân đạm, kali và các nguyên tố vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây đem lại hiệu quả nhanh và hạn chế việc hình thành tầng rời ở cuống quả non. Tag: thuốc thuỷ sản

Lưu ý: Thoát nước trên vườn khi trời mưa và tưới bổ sung khi không có mưa, luôn bảo đảm độ ẩm đất khoảng 65 - 70%.

Phòng trừ sâu bệnh: Giai đoạn từ khi có quả non, các hộ sản xuất cần chú ý một số sâu bệnh hại chính: Nhện đỏ, rệp muội, rệp sáp, bệnh loét, bệnh chảy gôm, phấn trắng, bệnh vàng lá gân xanh (Greening)… làm cây bị suy yếu, gây rụng lá và rụng quả non hàng loạt, bệnh nặng có thể làm chết cây, cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời. Tag: dinh dưỡng cho tôm

Chăm sóc: Áp dụng một số biện pháp tổng hợp từ khâu chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ thiên địch có ích.

Để hạn chế rụng quả non, việc phòng trừ sâu bệnh có vai trò rất lớn. Khi dùng thuốc cần phun kịp thời trước khi hoa nở và khi quả mới đậu, không phun khi đang nở hoa thụ phấn.

Nguồn: 2lua.vn/article/han-che-rung-qua-o-cay-an-qua-co-mui-5bd026b7425cc5d1402a7f5c.html