Được chế tạo tại xưởng và vận chuyển đến công trình để xây dựng, nhà thép tiền chế ngày nay https://muabankhungnhaxuong.info/san...g-quan-12.html không còn bó hẹp trong những kiểu nhà xưởng thông thường mà nó đã được nhân rộng cho nhiều loại công trình như showroom, nhà thi đấu, nhà triển lãm, cao ốc văn phòng, sân bay,… vậy đã bao giờ bạn thắc mắc nhà thép tiền chế có cấu tạo như thế nào chưa?

Nhà thép tiền chế có cấu tạo như thế nào?

Nhà thép tiền chế là loại nhà có cấu tạo bằng thép, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc kỹ thuật https://muabankhungnhaxuong.info/san...g-hoc-mon.html đã được chỉ định sẵn. Để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cần phải trải qua các bước kiểm tra và quản lý chất lượng nghiêm ngặt. Theo đó, thành phần cấu tạo chính của nhà thép tiền chế bao gồm:

• Phần khung chính (gồm cột và kèo bằng thép)

• Thành phần kết cấu thứ yếu (gồm dầm, xà gồ,..)

• Các tấm thép tạo hình.

• Tôn lợp mái.

Chi tiết cụ thể nhà thép tiền chế gồm có những cấu tạo sau:

- Phần móng: móng được làm bằng bê tông cốt thép, có thể là móng bằng, móng bé hoặc móng đơn, tùy vào mặt bằng địa chất của công trình nhà xưởng.

- Bu lông móng: bu lông được dùng có đường kính M22 trở lên, tác dụng của nó là liên kết hệ móng bằng bê tông cốt thép với cột thép hình. Đây là bước rất quan trọng, đòi hỏi phải có độ chính xác và yêu cầu kỹ thuật cao.

- Cột: thường là các cột tròn có cấu tạo hình chữ H.

- Dầm: là các dầm có hình chữ I.

- Vi kèo: mục đích của vi kèo dùng để vượt những nhịp có độ lớn từ 30-50m. Vi kèo có thể là những dầm thép hình thay đổi tiết diện dạng vòm, dạng đàn với độ dốc trung bình từ 5-15%

→ Cột, dầm và vi kèo được liên kết với nhau bằng các bu lông chịu lực cao thông qua các tai và bản mã liên kết.

- Xà gồ: xà gồ có nhiều loại hình từ chữ C, U đến Z… với chiều cao và chiều dày khác nhau tùy thuộc vào các cột thép chính và tải trọng của công trình. Khoảng cách trung bình của các xà gồ là từ 1 – 1,4m liên kết với vi kèo bằng bu lông và các bản mã được hàn sẵn.

- Mái tôn, tấm lợp sáng: mái tôn của nhà thép tiền chế sẽ được cấu tạo thêm một lớp bông thủy tinh hoặc lớp cách nhiệt với mục đích chống ồn và chống nóng cho công trình. Tấm lợp sáng cũng tương tự như mái tôn nhưng nhiệm vụ của nó là để lấy sáng vào ban ngày giúp công trình tiết kiệm điện năng chiếu sáng.

- Cửa trời: tác dụng của nó là để lấy sáng và thông gió.

- Tường xây bao xung quanh: bức tường này có thể dài lên đến hàng trăm mét bao bọc xung quanh công trình để bảo vệ nó khỏi những tác động từ bên ngoài.

- Giằng: dùng để tăng khả năng liên kết chung cho toàn bộ công trình, gồm giằng đầu hồi, giằng xà gồ, giằng mái. Mục đích của phần giằng là đảm bảo độ ổn định cho cả hệ kết cấu khung trong quá trình lắp dựng và sử dụng.

- Mái canopy: là phần mái sảnh bằng thép tiền chế, có thể ớp bằng mái tôn, alumium hoặc kính…

- Máng xối nước: được đặt ở 2 bên mái dốc nhằm đón nước mưa từ mái tôn chảy xuống.

- Ống thoát nước: dùng để thoát nước từ máng nước để đưa xuống cống thoát nước.

- Cột thu sét: là phần không thể thiếu của công trình nhà thép tiền chế, nó có tác dụng thu sét, đảm bảo cho công trình và trang thiết bị máy móc bên trong không bị hư hại.

CÔNG TY MUA BÁN NHÀ KHO XƯỞNG CŨ PHƯỚC LỘC.
Địa chỉ: 51-237 Tân Thới Nhất 1 Tân Thới Nhất Quận 12 Hồ Chí Minh Việt Nam.
Điện thoại: 02862730642
Di Động: 0976369671
Đại diện : Nguyễn Phước Lộc
Website: muabankhungnhaxuong.info
Email:nhaxuongphuocloc@gmail.com