Các nhà khoa học Đài Loan (TQ) đã thành công trong việc tạo ra một chiếc bẫy muỗi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân biệt đâu là muỗi truyền bệnh.


Một bẫy muỗi mới đã được thiết kế bởi Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia Đài Loan (NHRI), nhanh chóng xác định liệu một con muỗi có thể truyền bệnh sốt xuất huyết và xác định khu vực xung quanh con muỗi bị bắt có nguy cơ cao cùng phát dịch bệnh hay không.

Cụ thể, ngày 4.1.2019 các nhà khoa học Đài Loan đã công bố rằng họ thành công trong việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo AI không những có thể nhận dạng mặt người, mà còn có thể nhận dạng mặt của con muỗi. NHRI cho biết họ đã nghiên cứu thành công máy bắt muỗi thông minh tích hợp AI gọi là "Máy bắt muỗi đa màng thông minh". Sau khi bắt được muỗi, trong vòng 0.07 giây, máy có thể nhận diện đấy có phải muỗi mang bệnh sốt xuất huyết, Zika hay không. Tag: Cong ty diet con trung

Lý giải về phát minh mới này, ông Liao Lun-de một nhà nghiên cứu của NHRI cho hay những năm gần đây, dịch sốt xuất huyết, virus Zika trở thành thách thức lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh tại Đài Loan. Trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi vằn Ai Cập, muỗi vằn đốm trắng v.v. Nhưng mục tiêu của các loại dụng cụ thiết bị trước đây chủ yếu là để diệt muỗi, phần lớn muỗi bắt được đều đã chết, không những không phân biệt được thuộc loài muỗi nào, đồng thời cũng không thể xét nghiệm ra trong cơ thể chúng có mang virus bệnh không.

Ông Liao nói rằng ngay khi một con muỗi bay vào bẫy, thiết bị sẽ chụp 18.000 bức ảnh trong 0,07 giây để xác định với độ chính xác hơn 90% xem con muỗi đó có phải thuộc loài Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus vốn có khả năng mang theo mầm bệnh bệnh sốt xuất huyết và virus Zika. Tag: Dich vu diet con trung

Dữ liệu này sau đó có thể được truyền tải tới cho NHRI, nhằm giúp xác định các khu vực có nguy cơ cao bị sốt xuất huyết, ông Liao cho biết thêm.

Theo ông Liao, với cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn về phân bố của quần thể muỗi trong tự nhiên, sẽ giúp các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh một cách hiệu quả hơn.

Ngoài việc biết loại muỗi, do con muỗi được bắt vẫn còn sống nên các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra máu của chúng để xác định chúng đã hút máu của loài vật nào và liệu chúng có mang virus lây bệnh hay không.

NHRI phải mất một năm rưỡi để thiết kế bẫy muỗi thông minh này, kết hợp công nghệ cảm biến quang điện và trí tuệ nhân tạo. AI của máy được đào tạo nhận biết các giống muỗi bằng cách so sách hình thức bay và hạ cánh của các loài muỗi khác nhau.

Mỗi thiết bị có giá từ 2.000 đài tệ (65 USD) đến 4.000 đài tệ, ông Liao cho biết. Vấn đề phóng dịch sốt xuất huyết hoặc Zika tại châu Á hiện đang rất nan giải, khi nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất cao mà nguồn lực phòng chống lại có hạn.

Thiên Hà (theo Focus Taiwan)

Nguồn: motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/cong-nghe-cuoc-song-c-104/dai-loan-tao-thiet-bi-co-the-nhan-dien-cac-loai-muoi-trong-007-giay-104668.html