1. Nguyên nhân phụ nữ dễ gặp chứng sản hậu sau sinh
Do quá trình mang thai và sinh con người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, khổ cực nên khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng
Tình trạng kiệt sức do sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
Trong quá trình mang thai và sinh con do thể trạng yếu nên đa phần phụ nữ ít vận động, hoặc phải làm việc quá sức nên không có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn, dẫn đến cơ thể bị suy nhược.
Sau sinh người mẹ phải chăm con nên thường thiếu ngủ.
Khi cho con bú người mẹ cần nguồn dinh dưỡng gấp đôi, gấp ba người bình thường nhưng không ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều dẫn đến thiếu cân, gầy yếu.
Bên cạnh đó, gần gũi chồng quá sớm cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người mẹ. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ sinh thường, không nên quan hệ tình dục trước 2 tháng sau sinh.
2. Triệu chứng sản hậu ở phụ nữ sau khi sinh
Hậu sản sau sinh thường xảy ra ở khoảng 15 – 20% phụ nữ với những triệu chứng sau:
- Rụng tóc sau sinh
Trong vài tuần sau khi sinh, các bà mẹ (cho con bú và không cho con bú) đều bị rụng tóc và điều này hoàn toàn bình thường. Lượng tóc rụng đi ở mỗi người là khác nhau.
Thường tóc rụng nhiều vào những ngày đầu sau khi sinh và giảm dần sau 1 tháng. Nếu tình trạng trên kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất ổn ở sức khỏe thì mẹ đang gặp bệnh hậu sản.
- Suy sụp tinh thần sau sinh
Đây là chứng bệnh hậu sản mà hầu như mẹ nào cũng từng trải qua với nhiều mức độ khác nhau. Theo đó, sau khi sinh bạn có thể cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng, tâm trạng dễ bị thay đổi đột ngột…
Những biểu hiện này thường chỉ kéo dài một vài ngày và đây là mức độ nhẹ nhất của chứng suy sụp tinh thần.
Một số trường hợp phụ nữ sau sinh phải đối diện với cuộc “suy thoái” tinh thần rất lớn và kéo dài liên tục. Đây được gọi là trầm cảm sau sinh chiếm khoảng từ 7-17%.
Tâm lý người mẹ trở nên buồn bã, không thấy niềm vui trong cuộc sống, luôn cảm thấy bất ổn, hoang mang sợ hãi… Chứng bệnh này nếu không được chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ.
Rối loạn tâm thần sau sinh hay còn gọi là rối loạn tâm thần hậu sản là một dạng nặng của bệnh trầm cảm sau sinh với tỷ lệ khoảng 0,2%. Những trường hợp có nguy cơ cao là phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc bệnh tâm thần từ trước.
- Rối loạn đường tiết niệu
Rối loạn đường tiết niệu với những triệu chứng cơ bản là tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi… là bệnh không hiếm gặp ở phụ nữ sau khi sinh.
Đặc biệt, quá trình sử dụng băng vệ sinh dài ngày tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo (ống trong bàng quang để nước tiểu đi qua) và vào bàng quang.
Một khi vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh chóng sẽ gây ra nhiễm trùng. Đôi khi, các vi khuẩn có hại xuất phát từ khu vực hậu môn vào đường niệu đạo và lan dần lên trên.
- Đau đầu thường xuyên
Bệnh đau đầu ở phụ nữ sau sinh là tình trạng thường gặp và gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho các bà mẹ bỉm sữa.
Đặc biệt ở những ở những phụ nữ bị stress, sinh con sau tuổi 35, hay sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc mắc một số bệnh mạn tính thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao hơn.
Đính kèm 418
>>> xem thêm: siêu âm thai 15 tuần
3. Cách phòng ngừa bệnh hậu sản cho mẹ sau sinh
Mẹ có thể phòng ngừa những căn bệnh hậu sản nguy hiểm kể trên bằng phương pháp sau:
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Đây không chỉ là trách nhiệm của mẹ mà còn là của những người thân trong gia đình, đặc biệt người chồng có vai trò rất lớn. Không chỉ cung cấp về mặt tài chính các ông chồng cần thể hiện sự quan tâm bằng hành động và lời nói với vợ.
Chẳng hạn phụ vợ chăm sóc con cái, làm việc nhà; Cùng nhau tâm sự để chia sẻ những nỗi lo lắng, băn khoăn hay những khó khăn mà vợ gặp phải trong quá trình nuôi con; Hoặc giải quyết một mối quan hệ nào đó với người thân…
Bản thân người mẹ cũng cần phải cố gắng tự chăm sóc sức khỏe của mình, ăn uống và ngủ đủ giấc.
Chủ động tâm sự với ai đó để giải tỏa tâm lý, có lối sống lạc quan, tích cực và đừng để những nỗi buồn phiền làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Thời kỳ hậu sản rất quan trọng vì vậy mẹ đừng ngần ngại mà hãy nhờ sự giúp đỡ từ người khác.
- Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh
Chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh nếu không đúng cách, mẹ có nguy cơ phải đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe, đồng thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến bé cưng. Lưu ý những điều sau đây để đảm bảo cho cả mẹ và bé cưng, bạn nhé!
Trong những giờ đầu sau khi sinh cần theo dõi tình trạng của mẹ để phát hiện sớm các tình trạng bất thường có thể xảy ra
Chế độ dinh dưỡng cho bà đẻ cần tăng cường nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và đủ sữa cho con bú. Tuyệt đối không kiêng khem quá mức, chỉ cần hạn chế ăn các gia vị cay nóng như ớt; hạt tiêu; thức ăn lạnh; đồ tái sống
Không nên tắm bằng nước lạnh, ngâm mình quá lâu trong bồn tắm. Tốt nhất lau mình bằng nước ấm hoặc tắm bằng cách dội nước ấm nhanh.
Cần tránh quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hậu sản để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ.
Không chỉ trả lời câu hỏi hậu sản là gì, bài viết trên với đầy đủ thông tin về chứng hậu sản sau sinh hy vọng sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sau sinh đúng cách.
>>> tham khảo: cách chữa bệnh phụ khoa