Bên cạnh việc thích nghi với những thay đổi liên tục đang diễn ra bên trong con người mình, thai phụ bị tiểu đường còn phải được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu và tuẩn thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sỹ về việc sử dụng thuốc tiểu đường.
1. Chuẩn bị trước khi mang thai
Bạn cần trao đổi với bác sỹ theo dõi tình trạng tiểu đường của bạn từ trước đến nay. Điều này rất quan trọng vì họ có thể giúp bạn có được một thai kỳ khỏe mạnh. Qua kiểm tra, bạn có thể xác định bệnh tiểu đường của mình có đang được kiểm soát tốt và liệu có đủ an toàn để bạn bắt đầu ngưng các biện pháp tránh thai đang sử dụng hay không.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết những xét nghiệm khác giúp theo dõi sức khỏe của bạn một cách toàn diện hơn để đưa ra các biện pháp ngăn chặn các biến chứng bệnh tiểu đường khi mang thai. Bạn có thể sẽ làm những xét nghiệm sau:
- Phân tích nước tiểu để tầm soát biến chứng tiểu đường ở thận
- Các xét nghiệm chỉ số triglyceride và cholesterol trong máu
- Khám mắt để tầm soát các bệnh về mắt phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường như tăng nhãn áp , đục thủy tinh thể và bệnh về võng mạc
- Điện tâm đồ
- Xét nghiệm chức năng của thận và gan
- Kiểm tra bàn chân
>>> xem thêm: siêu âm doppler thai 32 tuần
2. Tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết
Kiểm soát tốt lượng đường trong máu là việc quan trọng cần làm trước khi mang thai vì nhiều phụ nữ đã không hề biết là mình đang mang thai cho đến khi thai nhi đã được 2-4 tuần. Lượng đường trong máu cao vào giai đoạn sớm của thai kỳ (trước 13 tuần ) có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, nó còn có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và các biến chứng khác.
Kiểm soát tốt có nghĩa là bạn giữ được lượng đường trong máu trong phạm vi lý tưởng ( 70 đến 100 mg / dL trước bữa ăn , ít hơn 120 mg / dL hai giờ sau khi ăn và 100-140 mg / dL trước bữa ăn nhẹ khi đi ngủ ) cũng như việc cân bằng các bữa ăn, thường xuyên tập thể dục và dùng thuốc tiểu đường đúng chỉ dẫn.
3. Bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Một vấn đề thường gặp ở em bé của những thai phụ bị bệnh tiểu đường là tình trạng sinh con nặng ký hơn nhiều so với những thai phụ bình thường. Điều này là do thai nhi đã nhận được quá nhiều đường từ mẹ thông qua nhau thai vì mẹ của chúng có lượng đường trong máu cao. Tuyến tụy của em bé nhận biết được lượng đường cao và nó sẽ tăng cường sản xuất insulin thật nhiều để chuyển hóa hết lượng đường dư thừa thành chất béo. Đó là lý do em bé có thân hình quá khổ.
Đôi khi, do em bé quá to sẽ gây khó khăn cho việc sinh thường. Khi đó, biện pháp sinh mổ trở nên cần thiết. Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ kích thước của em bé và lên kế hoạch cho một cuộc vượt cạn an toàn.
Nếu bạn có lượng đường trong máu cao liên tục trong khi mang thai (đặc biệt là trong 24 giờ trước khi sinh ) thì em bé của bạn có khả năng sẽ gặp nguy hiểm bởi tình trạng đường huyết thấp ngay sau khi sinh. Điều này là do bé có lượng chất insulin cao nhằm giúp bé “xử lý” lượng đường tăng thêm và khi nguồn đường dư này bị lấy đi bất ngờ, lượng đường trong máu của bé sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng. Vì thế, nhiều bệnh viện đã quyết định theo dõi con của các bà mẹ bị tiểu đường trong phòng dưỡng nhi khoảng một vài giờ sau khi sinh. Nếu lượng đường trong máu của bé thấp, bé sẽ được tiêm bổ sung glucose. Em bé của bạn cũng có thể bị mất cân bằng hàm lượng canxi và magiê và cần sự can thiệp của các loại thuốc.
Hiện tại, bệnh viện đa khoa Bảo Sơn có dịch vụ siêu âm thai 4D-5D với những ưu điểm vượt trội cùng trang thiết bị máy móc hiện đại nhất. Không những thế sự xuất hiện của hệ thống máy siêu âm 5D công nghệ 4.0, các mẹ bầu khi đăng ký dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói tại đây sẽ có cơ hội được trải nghiệm, thăm khám và siêu âm thai 5D miễn phí không giới hạn. Để biết thêm thông tin chi tiết các gói thai sản trọn gói và chương trình khám, siêu âm tại bệnh viện, Khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 0915 850 770
>>> tham khảo:
chăm sóc thai sản trọn gói