Tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh đáng sợ, bệnh gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.



Theo thống kê, tai biến mạch máu não gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư và tim mạch, 1/3 số người bị tai biến mạch máu não sau đó bị liệt nửa người.

phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não vô cùng cần thiết là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất, hạn chế tối đa di chứng và biến chứng.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não có hai dạng: thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não) và chảy máu não (xuất huyết não).

Tai biến mạch máu não có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng chiếm tỉ lệ cao nhất ở người lớn tuổi, nam giới từ 50 tuổi trở lên. Di chứng để lại thường gặp nhất sau tai biến mạch máu não là liệt nửa người, nói ngọng, méo miệng, hay co rút các cơ, thần kinh...

Sau tai biến mạch máu não, phục hồi chức năng cần thực hiện càng sớm càng tốt. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, cử động tay chân, phục hồi chức năng ngôn ngữ như: nghe, hiểu được người khác nói và nói lại được, sớm hòa nhập với cuộc sống.

Tập vật lý trị liệu sau tai biến mạch máu não sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn. Khi mới bị tai biến ở 3 tháng đầu việc phục hồi chức năng lúc này cho hiệu quả rất cao. Phục hồi chậm hơn ở 3 tháng tiếp và 6 tháng sau.

Hồi phục chức năng đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ ở liệu trình điều chữa bên trung tâm phục hồi chức năng.

Để đạt kết quả cao trong phục hồi chức năng sau tai biến, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa, trung tâm chữa trị chuyên về phục hồi chức năng, có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật viên trình độ chuyên môn cao để được các bác sĩ tập luyện, hướng dẫn điều trị đạt kết quả cao.

Bài tập phục hồi chức năng vận động

  • Tập vận động các khớp bàn tay, cổ tay, ngón tay với sự trợ giúp của tay lành.
  • Tập dồn trọng lượng lên chân liệt.
  • Tập kỹ thuật bắt cầu: người bệnh nằm ngữa, gối gập lại và nâng mình lên khỏi mặt giường.
  • Tập vận động gấp, duỗi gối và khớp háng ở chân liệt.
  • Tập vận động gấp khớp cổ chân bênh liệt về phía mu.


Khi đến giai đoạn người bệnh bắt đầu ổn định và có thể tự tập chủ động các động tác, bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn tập người bệnh đi bộ mỗi ngày 5 phút. Tập người bệnh đi nạng hoặc có người trợ giúp.

Tập người bệnh cầm nắm, nâng đỡ các đồ vật nặng nhẹ, kích cỡ khác nhau. Với người bệnh mất tiếng nói sẽ tập người bệnh nói lại bằng cách nghe sách báo, xem phim,…rồi cho bệnh nhân kể lại.

Các kỹ năng sẽ thay đổi và khó dần lên, người bệnh cần kiên trì và người nhà động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị sẽ cho kết quả tốt.

Nguyễn Đức Điệp: https://tapvatlytrilieutainha.com