Noi gương cho nhân viên
Chỉ hướng đến nhân viên thôi là chưa đủ, ngay cả bản thân những vị sếp cần có thái độ nghiêm túc trong việc, chấp hành những nguyên tắc, nội quy đã đề ra, có tác phong, hành xử chuyên nghiệp, bảo đảm sự tín nhiệm và tôn trọng của nhân viên. Hình ảnh mẫu mực đó sẽ thúc đẩy nhân viên tuân thủ những đề xuất và nhiệm vụ được giao, có chí phấn đấu và biết chú trọng đến kết quả công việc thay vì chỉ hoàn thành một cách qua loa, đối phó.

Không nên chỉ trích quá nhiều
Từ lâu, chỉ ra lỗi sai của nhân viên luôn là một nét nghệ thuật mà không phải vị cấp trên nào cũng biết cách tiết chế đúng mực, vừa đảm bảo giúp đỡ nhân viên nhìn thấy nhược điểm của mình, vừa tạo cảm giác góp ý mong muốn cải thiện, phát triển. Lỗi chỉ trích thường đến khi cấp trên thực sự không thể kiểm soát ngôn từ và cảm xúc, dẫn đến những hành động và lời lẽ có phần nặng nề và gây ra những hiệu ứng tiêu cực, phản tác dụng trong việc nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên. Trong những trường hợp như thế, cấp trên cần giữ bình tĩnh và hạn chế tối đa những chỉ trích tiêu cực và thiếu tính xây dựng.
Tổ chức những hoạt động ngoài giờ bổ ích
Ngoài những vấn đề thượng tầng trong chuyên môn, đây là lúc cho những hoạt động ngoài giờ cần được cấp trên tổ chức cho nhân viên sau một thời gian làm việc căng thẳng. Đây có thể là rất nhiều loại hoạt động thú vị như rèn luyện kỹ năng mềm kết hợp team-building, du lịch dã ngoại, các hoạt động giải trí trong các bữa tiệc bất ngờ vào dịp cuối tuần… Đó nhất định sẽ là món quà ý nghĩa, tạo cú hích trước khi nhân viên bước vào một giai đoạn làm việc tiếp theo, không những giải tỏa áp lực mà còn giúp nâng cao những kỹ năng cơ bản cần thiết trong công việc cũng như cuộc sống.
Quan tâm hơn đến đời sống của nhân viên
Bên cạnh việc theo sát tiến trình công việc của nhân viên, những vị sếp mẫu mực nên dành một chút thời gian để bày tỏ sự quan tâm chân thành về cuộc sống, những khó khăn gặp phải hay các bất ổn về tâm lý khó của nhân viên. Có thể nói đây là một hành động mang lại hiệu quả vô cùng lớn khi vừa mang đến sự gần gũi, thân mật, gắn kết mà còn góp phần giải tỏa những khúc mắc, đả thông tư tưởng để nhân viên thực sự có được tinh thần thoải mái, tập trung khi thực hiện những công việc, dự án quan trọng.

Những món quà bất ngờ
Sáng bước vào và chiều bước ra khỏi văn phòng, mỗi ngày cứ lặp lại thói quen đó sẽ khiến nhân viên cảm thấy nhàm chán và thiếu kết nối. Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc nhận những món quà bất ngờ từ cấp trên sẽ thúc đẩy nhân viên và duy trì được sự cam kết của họ đối với công việc. Không phải là những gì quá cao siêu mà đôi khi chỉ là một ly cà phê hay sinh tố cũng đủ để lên tinh thần cho họ.
Trên đây là 5 điều sếp cần làm để nâng cao tinh thần làm việc cho nhân viên, hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp những vị sếp hay quản lý phụ trách mảng nhân sự sẽ có thêm những góc nhìn tham khảo, từ đó có những cách thức tiếp cận và cải thiện tinh thần cũng như hiệu quả công việc trong môi trường công sở.
nguồn : http://tintucmoi.vn/featured/5-dieu-...cho-nhan-vien/