Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TP. HCM, những khó khăn trong thu hút đầu tư của Bến Tre cũng giống như các tỉnh trong khu vực. Nhưng so với nhiều nơi, Bến Tre có rất nhiều tiềm năng để phát triển Cụm công nghiệp (CCN) cũng như thu hút đầu tư hạ tầng. Một trong các giải pháp tới đây là cần cân nhắc đến những hấp dẫn khác đối với nhà đầu tư cũng như khả năng thu hút DN vào cụm. Bến Tre cần định vị công nghiệp đúng, hình thành các CCN phù hợp. Từ đó có cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp (DN) quy tụ và nhà đầu tư hạ tầng.

Cần phát huy lợi thế so sánh về vùng nguyên liệu nông nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến các mặt hàng lương thực thực phẩm như dừa, bưởi, chôm chôm, nhãn, tôm… Tỉnh cần tranh thủ sự cộng hưởng các địa phương bằng cách kết nối các tỉnh về mở rộng phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tại địa phương và để phân phối hàng hóa. Bên cạnh việc quy hoạch đúng ngành, đúng DN, việc xây dựng CCN phải hội đủ 4 yếu tố như: năng động trong cải cách hành chính, phát triển dịch vụ hỗ trợ cho DN, các điều kiện đầu vào và thị trường tiêu thụ, xây dựng ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhìn chung, tới đây, Bến Tre cần có chiến lược rõ ràng để hấp dẫn nhà đầu tư hạ tầng ngay từ ban đầu.
Ông cũng cho biết thêm, trở ngại trong thu hút đầu tư hạ tầng CCN của tỉnh được nhận diện ban đầu là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cao. Tỉnh đã có giải pháp cho vấn đề này như ưu đãi về thuê đất (0,5% giá đất ban hành), giao thêm đất cho nhà đầu tư để xây dựng nhà ở công nhân, hỗ trợ tối đa 30% chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.

Trong số các CCN đang triển khai tại Bến Tre, đáng chú ý nhất là CCN Phú Hưng được Tập đoàn Thiên Phúc làm chủ đầu tư với hơn 40ha. Bao gồm:

+ Đất xây dựng nhà máy, kho tàng chiếm tỷ lệ 55%

+ Khu công trình hành chánh và dịch vụ chiếm tỷ lệ 1,725%

+ Đất cây xanh chiếm tỷ lệ >10%

+ Đất giao thông nội bộ trong ccn chiếm tỷ lệ >8%

+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật trong CCN chiếm tỷ lệ >1%.

Phía Bắc dự án giáp với kênh Thương Binh và tuyến đường vành đai thành phố. Đường vành đai có qui mô mặt đường nhựa bắt đầu từ Quốc lộ 60 đến cầu Phú Dân, đi qua xã Hữu Định, huyện Châu Thành và Phường Phú Tân Thành phố Bến Tre. Nhờ vậy, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa cho người dân và các doanh nghiệp được tối ưu nhất.
Xem thêm: https://thienphucgroup.com/cum-cong-...en-tre-73.html

Phía Đông dự án là đất nông nghiệp với hệ thống kênh rạch chằng chịt và đất nổi phù sa thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi phù hợp cho các doanh nghiệp muốn đầu tư.

Phía Nam giáp khu dân cư hiện hữu sống tập trung ven tuyến đường bê tông xi măng. Hơn 60% là lao động nông nghiệp và lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên đây sẽ là nguồn lao động giá rẻ và dồi dào cho doanh nghiệp.

Nhằm tháo gỡ khó khăn còn vướng mắc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Lập đã chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện nhiều giải pháp trong phát triển CCN. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố để thẩm định giá đất, thực hiện việc bồi thường khi thu hồi đất, thu tiền sử dụng đất, giao đất và quyết định giá cho thuê đất đối với các DN và chủ đầu tư xây dựng trong CCN. Các địa phương có nguồn thu sử dụng đất, trong đó có 10% chi cho đo đạc, 30% chi cho phát triển quỹ đất và 60% cho các hạng mục đầu tư hạ tầng.

Các sở, ngành có liên quan cần công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đăng ký đầu tư, giao đất, cho thuê đất, xây dựng và quản lý môi trường. “UBND các huyện, thành phố quan tâm cân đối từ nguồn vốn ngân sách của địa phương để đầu tư từng bước cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ ngoài hàng rào, nhằm tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng được các tiện ích của hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ công cộng” - Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.