Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đẩy mạnh triển khai các mô hình theo hình thức vừa chuyển giao, vừa nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, từ đó nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp. Nhờ vậy, đời sống người dân không ngừng được nâng lên, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Thay đổi cách đầu tư, nhân rộng

Theo Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, năm 2019, địa phương sẽ huy động nhiều nguồn vốn để xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả với kinh phí trên 2.600 tỷ đồng. Dự kiến, sẽ có trên 62.000 hộ nông dân tham gia thực hiện.


Hiện, toàn tỉnh có khoảng 2.000ha nuôi tôm siêu thâm canh với năng suất bình quân khoảng 40 tấn/ha (tính cả phần diện tích phụ trợ). Chỉ với diện tích này, sản lượng tôm mang về năm 2018 khoảng 80.000 tấn, chiếm trên 42% sản lượng tôm của tỉnh.

Trong khi đó, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh so với diện tích nuôi tôm toàn tỉnh (278.000ha) thì chưa được 1%. Từ đó có thể thấy, nuôi tôm siêu thâm canh là mô hình mang lại hiệu quả khá cao cả về năng suất, chất lượng. Tag: máy thổi khí vèo tôm

Đánh giá tính hiệu quả của mô hình, theo ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, qua khảo sát thực tế, các mô hình sản xuất của người dân hầu hết cho hiệu quả rất cao. Hiện có nhiều nông dân xen canh nhiều loại cây trồng, vật nuôi trên cùng đơn vị diện tích, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mang lại thu nhập 500 - 600 triệu đồng/năm.

Cũng theo Sở NNPTNT tỉnh, kể từ năm 2017, kế hoạch nhân rộng mô hình đã thay đổi hoàn toàn và đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Nếu như trước kia, kế hoạch được xây dựng một chiều từ trên xuống, thì nay được tổng hợp từ nhu cầu của người dân trên cơ sở gắn kết với nguồn lực địa phương. Đây là cách làm tỉnh sẽ áp dụng trong thời gian tới, để khi kế hoạch được triển khai sát với thực tế của người dân và mỗi địa phương.

Tăng cường các giải pháp trọng tâm

Mặc dù vậy, việc nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả hiện vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đạt kết quả như mong đợi. Một số mô hình đã và đang sản xuất hiệu quả trong dân, nhưng chưa được thống kê cập nhật để nhân rộng, hay nhân rộng còn chậm, chưa xứng với tiềm năng, thực địa của địa phương. Tag: máy thổi khí bể ương tôm

Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho rằng, một số địa phương chưa tập trung xác định mô hình, đối tượng chủ lực phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện, nên còn xây dựng, nhân rộng mô hình dàn trải, dẫn đến hiệu quả không cao. Từng lúc, từng nơi những mô hình được xác định hiệu quả, nhưng do nhiều nguyên nhân như chất lượng giống, môi trường, dịch bệnh, thời tiết... nên có rủi ro dẫn đến hiệu quả không cao, nhất là mô hình nuôi tôm. Từ đó, người dân thiếu lòng tin, quay về sản xuất theo tập quán cũ.

Để khắc phục những khó khăn tồn tại, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lực lượng lao động đang sản xuất, nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất hàng hóa.

Bên cạnh đó, nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở về cây - con giống, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật; cùng với doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất theo loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã, quản lý sản xuất theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, phát triển ngành hàng theo hướng bền vững.

Đồng thời, Sở NNPTNT cần nhanh chóng phối hợp với các địa phương công bố các vùng nguyên liệu nông sản an toàn gắn với xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản; lập hồ sơ truy xuất nguồn gốc, công bố tiêu chuẩn hàng hóa an toàn thực phẩm; quảng bá các sản phẩm có chứng nhận…

Nguồn: nha-nong/ca-mau-chi-2600-ty-dong-nhan-rong-mo-hinh-san-xuat-1002103.html?fbclid=IwAR2tHrPJ_9gubqoQtontUgr7OzDT RwuEoyOLKlZE9-GNP_nwbQbniSUuu-s

View more random threads: