Quản trị nhà cung cấp hiệu quả giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng nguồn hàng và không ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp còn đang băn khoăn không biết cách quản lý nhà cung cấp thế nào cho hiệu quả thì có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao doanh nghiệp nên quản lý nhà cung cấp
Nhà cung cấp là đơn vị cung cấp tài sản, công cụ lao động, xe, thực hiện sửa chữa, xây dựng,... cho doanh nghiệp. Việc chọn lựa được nhà cung cấp chất lượng cùng khâu quản lý có hiệu quả hay không sẽ quyết định lớn đến tuổi thọ của tài sản, khả năng sử dụng tài sản ổn định, và sử dụng hết công năng, công suất của chúng.

Theo đó, doanh nghiệp cần trú trọng trong vấn đề quản trị nhà cung cấp bởi:

Đây là cơ sở để hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả.

Quản lý nhà cung cấp hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể phát triển doanh nghiệp và mang tới nhiều cơ hội hợp tác, hội nhập trong và ngoài nước.

Sử dụng nguồn lực kinh doanh đúng, tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp và giúp người quản lý dễ nắm bắt, điều hành toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.

Giúp hình thành một chỉnh thể văn hóa thống nhất trong kinh doanh.

2. Quản lý nhà cung cấp bằng excel
Trước đây, nhiều người vẫn thường sử dụng file excel quản lý nhà cung cấp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp ngày một mở rộng quy mô phát triển, quản trị nhà cung cấp rất nhiều thông tin, muốn trích xuất ra mất nhiều thời gian, đồng thời có nguy cơ bị mất thông tin do lâu ngày. Quản lý nhà cung cấp bằng excel lúc này được thay thế bằng những phần mềm quản trị nhà cung ứng hiện đại và tiện dụng hơn.

3. Lợi ích của phần mềm quản trị nhà cung cấp

Những phần mềm quản trị nhà cung cấp mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho công tác quản trị của doanh nghiệp:

Tăng hiệu quả đầu tư: vai trò quan trọng nhất của các file quản lý nhà cung cấp đem lại đó là nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Nhờ quy trình quản lý nhà cung cấp được tự động hóa hoàn toàn từ việc nhập và lưu trữ hàng tồn kho cho đến quản lý phân phối và vận chuyển nên thời gian thực hiện nghiệp vụ logistics được cắt giảm một cách rõ rệt, sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng khăng khít hơn. Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng nhanh, chính xác hơn và giúp doanh nghiệp tăng tốc độ lưu chuyển tiền mặt.

Giúp cắt giảm chi phí: Những phần mềm hiện đại, có khả năng dự báo chính xác nhu cầu thị trường cộng với hiệu suất tăng cao cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân công, tối thiểu chi phí tồn kho và tránh lãng phí thất thoát.

Phân tích xu hướng và dữ liệu kinh doanh: ngoài việc giúp kiểm soát chi phí, tối ưu hạn mức hàng tồn kho, phần mềm quản trị nhà cung cấp còn giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bằng cách nhận diện được các sản phẩm có hiệu năng cao, hỗ trợ việc ra quyết kinh doanh theo hướng phân tích các thông tin từ thị trường cũng như trong nội bộ doanh nghiệp.

Tầm nhìn bao quát, kiểm soát hiệu quả: phần mềm quản lý nhà cung cấp hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát, kiểm soát được toàn bộ từ các phân xưởng sản xuất, các kho lưu trữ cho đến hệ thống các kênh phân phối, người tiêu dùng…

Bên cạnh những lợi ích trên, ứng dụng hệ thống phần mềm này vào hoạt động kinh doanh có một nhược điểm khá lớn ở vấn đề chi phí để vận hành. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp triển khai thành công và tối ưu hóa thì vấn đề này sẽ được loại bỏ.

4. 3 cách quản lý nhà cung cấp hiệu quả
4.1 Hướng tới mục tiêu, kết quả chung của cả chuỗi cung ứng
Để quản trị nhà cung cấp hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần tham gia vào quá trình thu mua của chuỗi cung ứng bao gồm nhiều bộ phận như: Nội bộ doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà vận chuyển và có thể còn có các cơ quan chức năng… bởi mỗi bên đều có những vai trò và nhiệm vụ nhất định, đều ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả chung, đòi hỏi tất cả phải làm việc vì mục tiêu chung.

Doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách đưa ra các cam kết rõ ràng trong hợp đồng hoặc các văn bản hợp tác. Tuy nhiên, để có thể hợp tác dài lâu, mỗi đơn vị cần tự xây dựng cho mình uy tín thương hiệu nhất định.

4.2 Xây dựng chỉ số đo lường hợp lý và toàn diện
Việc xây dựng hệ thống các chỉ số đo lường hợp lý và toàn diện, lấy đó làm căn cứ để đánh giá các nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp trong công tác quản trị nhà cung cấp đạt hiệu quả cao hơn. Thay vì chỉ xây dựng trên lý thuyết, chỉ số này cần được đưa vào áp dụng thực tế.

Đo lường được tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của mình sẽ giúp doanh nghiệp có thể định hướng tốt và có biện pháp dự trù cho tương lai.

4.3 Thay đổi suy nghĩ: “Chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà kho – kết thúc trên kệ hàng.”
Trên thực tế, vấn đề quan trọng hơn sản phẩm được đặt trên kệ hàng chính là việc sản phẩm của doanh nghiệp có được khách hàng đón nhận hay không?

Doanh nghiệp cần có các biện pháp để thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm nào được khách hàng yêu thích, sản phẩm nào khách hàng không ưa chuộng. Qua đó bạn sẽ hoạch định được một phần của chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của mình nói chung và quản trị nhà cung cấp nói riêng.

Xem thêm: https://azsolutions.vn/4-cach-quan-t...u-qua-hien-nay