3. Mụn ruồi
Nếu chỉ là mụn ruổi thông thường thì các chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng hoặc vùng da khác màu ngày càng lan rộng thì nên đến bác sĩ để kiểm tra. Việc này sẽ giúp xác định được hiện tượng này do mọc nốt mụn ruồi lành tính hay do mắc bệnh ung thư sắc tố.
Xem thêm:


4. Sùi mào gà
Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa khá quen thuộc đối với các chị em phụ nữ. Tình trạng này thường diễn ra do thói quen sinh hoạt tình dục không an toàn gây nên. Dấu hiệu của bệnh lý này thường là những mụn đầu trắng li ti ở vùng kín, lâu ngày sẽ thành mụn mủ, gây lở loét,... Những nột mụn này thường mọc thành cum nhỏ và không gây cho các chị em cảm giác đau, ngứa nhưng lại là những nốt mủ có mùi khó chịu gây ra nhiều bất tiện đối với các chị em phụ nữ trong sinh hoạt hằng ngày.

5. Bệnh mụn rộp sinh dục
Đây là bệnh xã hội cũng lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Khi bị bệnh này, các vết mụn đầu trắng sẽ xuất hiện kèm theo ngứa rát, khó chịu. Sau khoảng 1 - 2 tuần, mụn sẽ bị vỡ gây lở loét, nhiễm trùng vùng kín.
Đối với những căn bệnh này, chị em cần đến thăm khám bác sĩ để xác định mức độ bệnh cũng như được tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm lây lan thêm.
Trên đây là một số dạng mụn mà các chị em có thể gặp phải, nếu bị nổi mụn ở vùng kín thì các chị em cần xác định xem đó là dạng mụn nào trong các loại trên đây để đến các cơ sở y tế thăm khám nếu đó là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa hay mụn sinh dục nguy hiểm.
Với những chia sẻ trên đây của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế - 12 Kim Mã hi vọng các chị em phụ nữ đã có thể dễ dàng xác định loại mụn mình có thể mắc phải khi bị nổi mụn ở vùng kín và có được những thông tin chi tiết về nguyên nhân gây mụn cũng như cách điều trị phù hợp với từng loại mụn mọc ở vùng kín để có biện phát chữa trị kịp thời.
Nguồn: http://bacsygioihn.com/