Trong thời kỳ mang thai, cơ quan nội tạng của người mẹ như gan, tim, phổi, thận... Phải đảm nhiệm thêm trọng trách vì thai nhi sẽ phát triển thông qua cơ thể của người mẹ. Trường hợp người mẹ bị gan nhiễm mỡ trong thai kỳ có thể sẽ là tác động xấu tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ rõ về vấn đề này.
Xem thêm:

Gan nhiễm mỡ trong thai kỳ
Số lượng người mắc bệnh gan nhiễm mỡ trong thai kỳ khá hiếm gặp nhưng lại có khả năng gây tử vong cao do nhiều biến chứng. Khi bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ ban đầu người mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, hạ đường huyết, suy thận nhẹ, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội, băng huyết, viêm tụy, thai chết lưu.
Gan nhiễm mỡ thường khó phát hiện cho tới khi khám lâm sàng gan do thai đã lớn. Các bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu để chẩn đoán như: Huyết áp tăng, suy thận nhẹ, khát nước, nhiễm độc thai, men gan tăng vừa phải, bilirubin tăng nhẹ.
1, Nguyên nhân dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ trong thai kỳ
Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do thai phụ đã hấp thụ quá nhiều dưỡng chất, chất béo, thực phẩm giàu năng lượng, từ đó gây ra những ảnh hưởng tới chức năng trao đổi chất của gan, làm tổn thương gan và gây tích tụ mỡ trong gan và hình thành lên bệnh gan nhiễm mỡ.
Khi thai phụ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường có những biểu hiện mệt mỏi, ói mửa, buồn nôn, nhức đầu, đau bụng ở vùng thượng vị... Khi thai phụ không được phát hiện sớm và có cách điều trị kịp thời thì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn và dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm như tiền sản giật, xơ gan, suy gan, rối loạn chức năng thận...
Tốt nhất trong quá trình mang thai, nếu thai phụ phát hiện mình có những dấu hiệu bất thường thì hãy tới ngay các cơ sở uy tín để các bác sĩ thăm khám để các bác sĩ thực hiện các phương pháp xét nghiệm để kiểm tra tình trạng bệnh một cách chính xác nhất.