Tiêm phòng và tầm soát các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hiện nay đã bước lên tầm cao mới. Nhưng trong thời điểm hiện tại thì vẫn còn không ít chị em vẫn còn thiếu nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản mặc dù đã lên kế hoạch chuan bi mang thai nhưng không chú ý đến việc ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho con mình. Thật ra việc này không khó, chỉ cần bỏ một chút thời gian đi kiểm tra sức khỏe để có thể yên tâm suốt thai kỳ…


1. Kiểm tra HPV

HPV (Human Papilloma Virus - virus u nhú ở người) là một virus lây truyền qua đường tình dục. Mặc dù HPV có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những bất thường bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, nhưng HPV có thể là nguyên nhân làm sẩy thai. Mẹ bị HPV cũng có thể lây truyền sang thai nhi. Khuyết tật sớm mà thai nhi có thể gặp phải khi bị nhiễm virus HPV là ảnh hưởng đến não và phổi của trẻ. Do đó, mẹ tự “mua bảo hiểm” cho con bằng cách đi phết cổ tử cung khi có ý định sinh con. Bất cứ ai muốn có con, tốt nhất hãy cố gắng làm xét nghiệm HPV.
2. Bổ sung axit folic
Axit folic (một vitamin nhóm B) là vi chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bất cứ phụ nữ ở lứa tuổi nào cũng cần bổ sung acid folic khi muốn hoặc đang mang thai không loại trừ một ai. Nếu muốn có con hoặc đang suy nghĩ về kế hoạch có em bé, bạn nên bắt đầu uống axit folic trước khi mang thai và bổ sung ít nhất 1-3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi vì axit folic rất cần thiết để thúc đẩy phát triển các tế bào của phôi. Nếu thiếu acid folic, có thể gây ra dị tật cho thai nhi như: dị tật não, rối loạn hệ thần kinh trung ương, hoặc ảnh hưởng đến cột sống.
3. Tránh xa các chất hóa học
Nếu là người nội trợ trong gia đình, hoặc nếu như bạn làm việc trong nhà máy, xưởng chế biến, khu công nghiệp, hay các tòa nhà lớn thì cũng để ý tới các chất tẩy rửa hóa học hay các hóa chất khác. Hãy tránh càng nhiều càng tốt, ngay cả nước lau nhà, nước rửa chén, hay nước chà bồn cầu cũng có thể gây hại cho thai nhi nếu mẹ phải tiếp xúc với các chất này thường xuyên. Nếu công việc bạn đang làm có khả năng phải tiếp xúc với hóa chất mỗi ngày thì bạn phải đeo khẩu trang, găng tay và các thiết bị bảo vệ khác.
4. Gặp gỡ bác sĩ
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo các bà mẹ rằng việc có một đứa con thực sự là chuyện rất quan trọng, bạn đừng cho rằng “trời sinh voi sinh cỏ”; hãy cho con một nền tảng phát triển tốt nhất. Mỗi cha mẹ có thể chất khác nhau, nên bạn cần gặp gỡ bác sĩ kiểm tra sức khỏe để ngăn chặn bất kỳ tai nạn trong tương lai. Một cuộc kiểm tra tổng quát sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị cho con sức khỏe tốt nhất trước khi chào đời.
5. Không uống rượu
Rượu là một thức uống rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Uống rượu là một trong những nguyên nhân của hội chứng rượu bào thai (FAS) - một hội chứng trẻ sinh ra từ những bà mẹ uống rượu, dẫn đến các bào thai bất thường