Bạn cần đục tẩy các lớp cho đến khi trơ ra lớp vữa bê tông. Trước khi chuẩn bị chống thấm, bạn cần bịt kín các vị trí nứt. Bạn dùng nước pha xi măng theo tỷ lệ 5/1 rồi khuấy đều, dội xuống vết nứt. Biện pháp này tương tự như lúc bảo dưỡng bê tông sàn mái, với mục đích cho xi măng ngấm vào các khe nứt, bịt kín lại.
Nếu bê tông bị nứt vỡ nghiêm trọng, xuống cả trần dưới cũng nhìn thấy vết nứt, bạn cần trám vá lại bằng vữa xi măng lỏng. Sau đó, bạn dùng chất chống thấm phủ lên bề mặt vết nứt, làm rộng một khoảng chừng 1m2 xung quanh. Mái bê tông có bố trí bể nước hay đổ đất trồng cây cần đặc biệt lưu ý đến lớp chống thấm.

Tuỳ theo hướng dẫn sử dụng của các loại vật liệu chống thấm khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là chúng tạo thành một màng dày kín không cho nước thấm qua. Do đó, màng dày này cũng phải được vét lòng máng tường, càng cao càng tốt để không bị nước thấm qua khe vữa.

Xem thêm các sản phẩm chống thấm của chúng tôi tại https://vatlieuchongtham247.com/leaf...-thau-ket-tinh
Nếu bạn có một bề mặt mái lớn và bằng phẳng, có thể áp dụng tấm trải chống thấm. Đây là hỗn hợp giữa bitum polyme với màng sợi gia cường có tính composit, tạo nên độ ổn định và độ bền cho sản phẩm giữa thời tiết khắc nghiệt.

Khi thi công, trải tấm chống thấm lên chân tường ít nhất là 10cm để nước không bị ngấm xuống mái. Dùng đèn xì hơ nóng chảy mặt dưới tấm chống thấm đến khi nhựa ứa ra là có thể dán tấm chống thấm lên mặt sàn bê tông một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Xem thêm các sản phẩm chống thấm của chúng tôi tại https://vatlieuchongtham247.com/maxb...uet-lot-goc-pu

Có nhiều khi, vết ngấm trên tường nằm ở vị trí khá đặc biệt: độ cao từ sàn khá bằng nhau (thường là lưng chừng tường), cách quãng cũng khá đều. Lúc đó bạn nghĩ ngay đến nguyên nhân là do những lỗ hổng mà thợ dùng để bắc giàn giáo thao tác. Những lỗ hổng đó chỉ được bít gạch và trát lại vào giai đoạn cuối cùng của công trình, bằng thứ vữa thường là nhiều lượng xi măng hơn vữa trát thông thường.